Đối với tải bản thân thì không mặc nhiên mà phần mềm sẽ tự hiểu hoặc sẽ tự gán cho chúng ta. Nếu chúng ta không hiểu rõ và kiểm soát tốt thì dễ dàng dẫn tới thiếu sót tải trọng trong mô hình kết cấu của mình. Đặc biệt là khi sử dụng phần mềm Robot Structural Analysis Professional (RSAP) để ứng dụng vào việc phân tích thiết kế kết cấu công trình.
Định Nghĩa (Tạo) Tải Bản Thân
Làm sao để định nghĩa hoặc tạo tải bản thân thì có lẽ không quá khó. Để tạo hay định nghĩa bất kỳ loại tải nào thì chúng ta cũng phải vào bảng Load Type để tạo.

Sau đó giả sử mình sẽ tạo 2 loại tải trọng với tên là TLBT tương ứng viết tắt ” Trọng lượng bản thân” và TUONG tương ứng với Tải Tường.
Thông thường mặc định loại tải đầu tiên khi chúng ta tạo ra thì Robot Structural sẽ gán nó cho tải trọng bản thân. Nhưng bằng cách nào đó hoặc thao tác của bạn mà Robot Structural có thể không tự động gán thì lúc đó chúng ta sẽ có 2 cách sau để gán tải trọng bản thân :
- Cách 1: Chúng ta vào công cụ gán tải trọng đó là Load Definition rồi làm theo các bước ở dưới.
- Cách 2: Tìm vào bảng Load Table
-
- Ở cột Case hãy chọn loại tải mà bạn đã tạo và muốn chọn nó để gán làm tải bản thân.
- Ở cột Load Type : Hãy chọn kiểu là self-weight để RSAP hiểu là tải bản thân.
- Ở cột List hãy gõ chữ all vào để gán cho tất cả cấu kiện.
- Cột kế tiếp hãy chọn Whole Structural tức gán cho toàn bộ công trình
- Cột tiếp hãy để -Z để hiểu rằng tải trọng hướng từ trên xuống.
- Cột Factor ở đây chính là hệ số. ( Nếu muốn hệ số an toàn là 1.1 thì gõ vào là 1.1)
Cách Nhận Biết Đã Gán Tải Bản Thân Hay Chưa
Để nhận biết đã gán tải bản thân hay chưa thì chúng ta có những cách sau.
- Cách 1: Chọn loại tải TLBT và bật công cụ gán tải trọng Load Definition lên chọn vào Self-weight nếu thấy công cụ đầu tiên bị mờ như ở dưới tức TLBT đã được gán làm tải bản thân
- Cách 2: Vào trong bảng Load Table nếu nhìn thấy dòng TLBT đã được gán Self-Weight như ở bước gán tải bản thân ở trên thì đã được gán rồi.
- Cách 3: Đơn giản dễ dàng hơn nữa
Bật hiển thị giá trị tải trọng lên nếu thấy mô hình có màu đỏ rực lên thì loại tải đó đang được gán tải bản thân.
Cách Kiểm Soát Tải Trọng Bản Thân Cho Đúng
Trong mô hình chỉ được duy nhất một loại tải được dùng gán làm tải trọng bản thân. Nếu gán nhiều hơn 1 lần thì tức là chúng ta đang gán chồng đè tải bản thân lên nhau dẫn đến làm gia tăng khối lượng công trình => Nội lực lớn khác thường so với thực tế chịu tải.
Do đó từ các cách nhận biết “Đã Gán Tải Bản Thân Hay Chưa” ở trên thì bất kỳ trường hợp tải nào chúng ta xem mà lại được dùng gán tải bản thân thì đều cần phải kiểm tra và loại bỏ.
Ví dụ : Mình đã dùng TLBT để gán tải bản thân vào rồi. Nhưng loại tải TUONG mình cũng vô tình hay cố ý gán tải bản thân vào một lần nữa => Đang gán 2 lần tải bản thân dẫn đến khối lượng công trình bị tăng gấp bội => Nội lực lớn hơn thực tế chịu tải. Do đó trường hợp này mình sẽ cần loại bỏ tải bản thân đã được gán bởi tải TUONG bằng cách (Có lẽ đây là cách duy nhất để bỏ tải bản thân)
Vào bảng Load Table chọn vào loại tải mà bạn cần loại bỏ rồi click chuột phải => Chọn vào Cut để xóa loại tải đó.
Lưu Ý : Nhớ nhé các bạn! Đây có lẽ là cách duy nhất để loại bỏ tải bản thân.(KHÔNG đùa được đâu 🙂 ).
Thế Còn Hệ Số Vượt Tải Đối Với Tải Bản Thân Thì Hiểu Như Thế Nào Cho Đúng Và Đủ.
Chúng ta sẽ lần lượt làm rõ vấn đề này qua các trường hợp sau nhé !
- Trường hợp 1: Ở bảng Load Type khi định nghĩa tải trọng chúng ta sẽ thấy có hệ số dead 1.0, 1.05, 1.1..v..v. Hẳn nhiều bạn sẽ nghĩ chọn vào hệ số này là mặc nhiên tải bản thân đã được gán các hệ số vượt tải đó vào rồi.
Xin thưa rằng hệ số ở trên chưa phải phải lầ mặc nhiên đã gán hệ số vượt tải vào trọng lượng bản thân. Mà nó chính là hệ số sẽ được đưa vào trong tổ hợp khi bạn thêm vào ở chế độ auto factor. Ví dụ như ở hình dưới nếu cứ đẩy TLBT vào tổ hợp thì ở mục Factor đang hiển thị chữ Auto. Lúc này hệ số TLBT được đưa vào tổ hợp sẽ là 1.1 chính là hệ số ở bên bảng Load Type mà ta đã chọn. Nếu ở ô Factor mà ta điền giá trị khác =1 chẳng hạn thì lúc này TLBT chưa được kể đến hệ số vượt tải nhé.
=> Hệ số ở bên Load Type khi tạo tải trọng không phải là hệ số vượt tải mặc nhiên sẽ được kể đến. Mà nó chỉ là một hệ số để RSAP hiểu và tự động chọn nó là hệ số Factor khi đưa vào Combo. Nếu ở Combo mà ta vẫn để hệ số là 1 thì coi như chưa kể đến vượt tải.( Điều này là Quan Trọng nên các bạn hãy thử thực hành theo gợi ý của mình ở trên để hiểu rõ thêm nhé )
- Trường hợp 2: Trường hợp hệ số factor ở trong bảng Load Table được gán Factor = 1.1 như ở hình dưới đây.
Đối với hệ số Factor ở trong bảng này thì đây chính là hệ số của tải bản thân. Ví dụ khi bạn gán Factor=1.1 như ở trên thì tức là bản thân của tải bản thân đã được nhân với hệ số 1.1 => trong lúc tổ hợp tải trọng Combo thì TLBT bạn sẽ để hệ số là 1 thôi nhé. Nếu lại để 1.1 ở ô Factor như bước 1 thêm một lần nữa thì tức là bạn gán 2 lần đó.
Hoặc ở bảng trên Factor mà bạn lại để Factor = 0.9 => Bản thân tải bản thân đang bị giảm đi mất 10% khối lượng thực tế của nó đó.
Kết Luận
Như vậy là mình đã cố gắng trình bày cũng như diễn giải để mọi người hiểu rõ và đúng về bản chất tải bản thân trong Robot Structural Analysis Professional để mọi người có thể làm chủ và kiểm soát tải trọng cho tốt trong quá trình phân tích kết cấu. Tránh bị hiểu sai lệch hoặc nhầm lẫn trong quá trình học tập và làm việc dẫn đến kết quả bị sai. Mặc dù mình đã từng nói vấn đề này trong nhóm RSRAP – Học Kết Cấu https://www.facebook.com/groups/RSAP.GROUP/ nhưng vẫn có khá nhiều bạn hỏi mình về vấn đề này. Nên nay viết bài hướng dẫn và diễn giải thêm vì mình hơi lười làm Video hướng dẫn.
Nếu bạn nào vẫn còn thắc mắc hoặc cần trao đổi thêm về RSAP ở các vấn đề khác thì cứ liên hệ với mình. Mình sẽ hỗ trợ giải đáp trong khả năng hiểu biết của mình. Hoặc ai muốn ủng hộ và tham gia khóa học mà mình đã tâm huyết thực hiện cũng như nâng cấp thì có thể tham gia ở đây. Cảm ơn các bạn!
Lý Thường Kiệt
Facebook : https://www.facebook.com/yesterday55555
Email : yesterday55555@gmail.com
Sđt (Zalo) : 0919191150